Disavow là gì? Trong bài viết hôm nay, Da Lang Studio sẽ chia sẻ “tất tần tật” những tính năng của backlink disavow cũng như cách tìm và xóa backlink xấu cho website của bạn. Mong các bạn chú ý đón xem.
1. Disavow là gì?
Trước khi đi vào nghiên cứu về disavow, bạn nên tìm hiểu Backlink là gì? Bạn đã biết cách SEO website lên TOP Google để có cái nhìn khái quát về backlink giúp bạn có thể hiểu bài viết này dễ hơn.
Disavow là một công cụ được Google cho ra mắt vào tháng 10 năm 2012 trong Google Search Console. Công cụ này cho phép bạn từ chối các liên kết bên ngoài dẫn đến trang web của mình. Disavow backlink có nghĩa là bạn thực hiện hành động chống lại các liên kết spam, không tự nhiên đến trang web của mình mà bạn không thể xóa. Khi bạn từ chối các liên kết (disavow backlinks), Google sẽ không tính hoặc xem xét các liên kết này khi đánh giá trang web của bạn.
Tại sao Google tạo ra Disavow?
Google đã chiến đấu với việc xây dựng liên kết spam của các chủ website trong thời gian dài. Mặc dù Google liên tục điều chỉnh thuật toán của mình nhưng vẫn không hạn chế được tình trạng xây dựng backlink xấu của những người thực hiện SEO. Tháng 4 năm 2012, Google triển khai thuật toán Penguin. Penguin có thể phát hiện các liên kết nhân tạo, lừa đảo hay thao túng kết quả xếp hạng của Google. Toàn bộ website có thể bị phạt nếu Penguin phát hiện website đó có chứa các backlink xấu.
Sau đó, Disavow backlink ra đời đã cho quản trị viên web nhiều quyền kiểm soát hơn đối với các backlink trên website của mình để hỗ trợ Google trong việc phát hiện các backlink xấu và đồng thời cũng bảo vệ an toàn cho các website.
2. Tại sao cần Disavow Links?
Lý do chính để từ chối các liên kết là để bảo vệ trang web khỏi các liên kết “xấu” đang làm tổn hại đến danh tiếng và thứ hạng của trang web trên SERPs. Ngoài ra, Disavow Link là công việc giữ cho hồ sơ backlink của bạn lành mạnh và sạch sẽ.
Chỉ cần một vài liên kết ngược xấu có thể khiến trang web của bạn tụt xuống vực thẳm trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs). Nơi mà người dùng sẽ không thấy website của bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể nhận hình phạt bởi Google vì các backlink xấu.
Do đó, bạn nên tạo thói quen thường xuyên kiểm tra chất lượng của các backlink để tìm ra những liên kết đáng ngờ. Hoặc, bạn có thể tiến hành kiểm tra backlink toàn bộ trang web của mình hàng tháng để liên tục theo dõi vị trí của website trong SERPs.
3. Backlink xấu là gì?
Các backlink xấu là backlink gây tổn hại đến danh tiếng trang web của bạn, trong mắt người dùng và Google. Thậm chí nó có thể gây nguy hiểm cho thứ hạng của trang web trên công cụ tìm kiếm.
Google tuyên bố rằng bất kỳ liên kết nào nhằm mục đích thao túng PageRank hoặc xếp hạng của trang web trong kết quả tìm kiếm của Google có thể được coi là vi phạm nguyên tắc quản trị trang web của Google.
Những liên kết sau đây cũng được Google xem là liên kết xấu:
-
Liên kết trả tiền
Nếu bạn trả tiền cho một liên kết mà không quan tâm đến ngữ cảnh của liên kết đó, chất lượng nội dung xung quanh nó hoặc mức độ liên quan của liên kết với người dùng, thì đó có thể là một liên kết xấu.
-
Liên kết từ Private Blog Network (PBN)
PBN là mạng lưới các trang web được thiết kế đặc biệt để trao đổi liên kết. Chúng thường được sở hữu và điều hành bởi cùng một người hoặc cùng một nhóm người và được sử dụng cho chiến lược liên kết. PBN được xếp vào backlink xấu bởi vì nó được sinh ra để thao túng kết quả xếp hạng của Google.
-
Spam bình luận trên blog hay diễn đàn
Nhận xét trên blog và diễn đàn có liên quan, có thẩm quyền để tạo backlink trở lại cho nội dung có liên quan trên trang web của bạn không chỉ được Google cho phép mà còn được khuyến khích.
Vấn đề là nhiều người đã lạm dụng cách thức này để tạo số lượng backlink lớn bằng việc liên tục đặt link trên các blog hay diễn đàn không liên quan. Nếu bạn đang xây dựng liên kết theo cách này… thì các liên kết đó có thể bị Google xem là spam. Các liên kết của bạn cần phải phù hợp và có giá trị. Nếu chúng được phát tán trên web mà không có mục đích thực sự, thì Google sẽ phạt website của bạn.
Để tạo backlink chất lượng đảm bảo an toàn cho website bạn nên xem qua: SEO Backlink – Một vài thủ thuật giúp website lên top dễ dàng.
4. Cách nhận biết website có chứa backlink xấu?
4.1. Số backlink tăng bất ngờ
Bạn thực hiện kiểm tra backlink và bất ngờ phát hiện số lượng backlink của website tăng lên đáng kể. Đừng ăn mừng quá sớm. Bạn phải kiểm tra xem các backlink đó đến từ đâu, có giá trị cho website của bạn không. Chúng có thể là các backlink xấu mà các đối thủ cạnh tranh đặt vào để làm ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn.
4.2. Thứ hạng từ khóa bị giảm sút
Rõ ràng, lưu lượng truy cập và thứ hạng giảm đáng kể cho thấy trang web của bạn có vấn đề. Tuy nhiên, bạn không nên vội vàng disavow backlink. Trước tiên, hãy đảm bảo rằng website của bạn đã được tối ưu tốt về các yếu tố như onpage, offpage, technical,…
Nếu những yếu tố đó đã được đảm bảo tốt mà thứ hạng từ khóa vẫn bị giảm thì lúc này bạn mới tiến hành kiểm tra backlink để tìm các backlink xấu, spam, không có giá trị cho website bạn.
4.3. Đặc điểm các domain và URL
Thông thường, các backlink rác đều có những đặc điểm như domain có chứa số, tên vô nghĩa, không mang tên của tập thể hay cá nhân nào. Ngoài ra, các backlink rác thường sử dụng đuôi .site, .top, .pro, .online, .wang, .pw,… Bởi vì những domain có dạng như vậy rất rẻ và dễ mua.
Ví dụ: e86982.top, 21962.top, 22883.site
5. Hướng dẫn tìm và xóa backlink xấu
5.1. Tìm và xác định đâu là backlink xấu
Trước khi bạn có thể từ disavow backlink trong Google Search Console, bạn cần tìm và xác định đâu là backlink xấu. Sau khi Google bắt đầu truy quét các trang web sử dụng SEO mũ đen, nhiều công cụ đã ra đời để giúp các trang web phát hiện các backlink xấu.
Một trong những cách tốt nhất để tìm kiếm các backlink này là thông qua Google Search Console. Công cụ này cho phép bạn xem danh sách các trang web đang liên kết đến trang web của bạn. Trong danh sách này, sẽ có các backlink xấu mà bạn không muốn liên kết với chúng.
Bạn phải tự trả lời một vài câu hỏi khi xác định liệu một liên kết có xấu hay không. Câu hỏi đầu tiên, loại trang web này là gì? Nếu bạn nhận thấy rằng trang web có chất lượng rất thấp và có rất nhiều liên kết, rất có thể đó không phải là một trang web tuyệt vời để liên kết.
Câu hỏi tiếp theo là, liên kết có thực sự cải thiện trang web của bạn không? Nếu liên kết hướng lưu lượng truy cập đến trang web của bạn và thường hiển thị trang web của bạn theo cách tích cực, thì bạn chắc chắn nên giữ nó. Ngược lại, nếu liên kết mang lại cho website của bạn những ảnh hưởng tiêu cực, bạn hãy bỏ nó ra.
Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc về các yếu tố như DA (Domain Authority) của trang liên kết có cao không, trang liên kết có hợp pháp không,…
5.2. Lên danh sách các backlink xấu
Sau khi biết được backlink nào là xấu, thì bước tiếp theo bạn danh sách các backlink xấu này. Mở một tệp văn bản mới (phần mở rộng phải là .txt) và nhập URL hoặc miền mà bạn muốn từ chối liên kết trong tệp. Các bạn phải tuân theo các quy tắc sau:
- Để từ chối backlink xấu bạn phải thêm “domain” vào tên miền của các backlink xấu đó. Ví dụ: “domain:spammysite.com”
- Kích thước tệp tối đa phải là 100.000 dòng
- Độ dài URL tối đa phải là 2048 ký tự
- Mã hóa tệp phải là UTF-8 hoặc 7-bit ASCII
5.3. Tải danh sách lên công cụ Disavow của Google Search Console
Bạn truy cập vào công cụ Disavow của Google Search Console. Sau đó đăng nhập vào tài khoản Google mà bạn sử dụng để quản lý tài khoản Google Search Console của mình.
Tiếp theo bạn chọn tệp .txt đã tạo ở bước trước. Cuối cùng, bạn sẽ nhấp vào nút “Tải lên danh sách từ chối” để tải tệp .txt từ thiết bị của bạn lên Search Console. Nếu trước đây bạn đã gửi danh sách từ chối, danh sách bạn tải lên sẽ thay thế tất cả các danh sách từ chối trước đó
6. Điều gì xảy ra khi bạn từ chối các liên kết?
Từ chối một liên kết về cơ bản có nghĩa là gửi yêu cầu tới Google để bỏ qua các liên kết xấu được liên kết với miền của bạn. Nếu từ chối thành công, Google sẽ không xem xét các liên kết này khi xác định xếp hạng trang web của bạn.
Tuy nhiên, Google không phải luôn luôn tôn trọng yêu cầu của bạn. Trên thực tế, danh sách yêu cầu từ chối chỉ là dạng gợi ý. Về cơ bản, sau khi bạn gửi khiếu nại, Google sẽ xem xét và chỉ tiến hành từ chối liên kết nếu công cụ này thấy hợp lý.
Điều này không có nghĩa là bạn không bao giờ nên gửi yêu cầu từ chối. Google thực sự khuyến khích các trang web từ chối các liên kết mà họ cho là nó không mang lại giá trị hay gây ảnh hưởng đến website.
7. Bạn có nên disavow backlink?
Câu trả lời là có.
Có nhiều lý do khiến bạn nên thực hiện disavow backlink. Lý do là rất ít trang web có hồ sơ liên kết hoàn hảo.
Bạn hãy xem trang web của bạn như ngôi nhà, backlink là những vật dụng trong ngôi nhà. Ngày qua ngày, vật dụng trong nhà càng nhiều. Bạn phải dành thời gian để tìm ra những thứ không còn hữu ích và loại bỏ chúng.
Các trang web cũng vậy. Khi các trang web cũ đi, chúng có thể chứa nhiều “rác” hơn. Các backlink từng hữu ích giờ đây có thể bị hỏng hoặc hoàn toàn nguy hiểm. Lúc này thực hiện disavow backlink sẽ làm website của bạn sạch hơn và có thể cải thiện tình trạng hoạt động của website.
8. Lời kết
Sau khi đọc bài viết, các bạn đã hiểu được disavow là gì chưa? Disavow backlink thực sự đem lại nhiều lợi ích nếu bạn thực hiện đúng cách. Bạn sẽ không mất bất kỳ chi phí nào để loại bỏ các liên kết có hại để cải thiện xếp hạng trang web của bạn. Hãy thực hiện theo các hướng dẫn của Da Lang ở trên và bạn sẽ disavow backlink thành công. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này và Da Lang hy vọng rằng công cụ Disavow của Google sẽ giúp ích rất nhiều cho trang web của bạn.
Tin liên quan