Bạn muốn xây dựng một website nhưng e ngại vì không có khả năng lập trình, mà chi phí thuê các dịch vụ thiết kế web lại khá đắt đỏ. Thiết kế web bằng WordPress sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Bài viết sẽ hướng dẫn các bạn tự tạo một website miễn phí bằng WordPress từ A đến Z.
1. WordPress là gì?
WordPress là một hệ thống quản lý nội dung (Content Management System – CMS) mà bạn có thể sử dụng để xây dựng và quản lý trang web của mình. Ngay từ đầu, WordPress đã được thiết kế dưới dạng phần mềm mã nguồn mở (open source). Điều này có nghĩa là WordPress được duy trì một cách tình nguyện bởi cộng đồng lập trình viên và nhà thiết kế lớn. Do đó, WordPress đã phát triển theo thời gian, có được các tính năng và chức năng mới với mọi phiên bản.
Mặc dù ban đầu WordPress được thiết kế cho các blog nhưng giờ đây nó phù hợp với tất cả các loại trang web. Trên thực tế, nó chiếm hơn 43 phần trăm tất cả các trang web trên internet. Bạn có thể sử dụng nó để tạo các trang giới thiệu doanh nghiệp hay website bán hàng theo hướng dẫn thiết kế web bán hàng online bằng WordPress.
2. Lưu ý trước khi tự tạo website bằng WordPress
Khi thiết kế website bằng WordPress bạn phải có tên miền (domain) và hosting thì website mới hoạt động được.
Tên miền là địa chỉ của website. Mọi người dùng tên miền để tìm kiếm website của bạn bằng cách nhập tên miền vào thanh tìm kiếm của các trình duyệt web. Tên miền giúp người dùng truy cập các trang web một cách thuận tiện hơn. Nếu không có nó, họ sẽ phải sử dụng dãy số dài, không có ý nghĩa, khó nhớ được gán cho mọi trang web và máy chủ trên internet được gọi là địa chỉ IP.
Hosting là một dịch vụ giúp nội dung trang web của bạn có thể truy cập được trên internet. Khi bạn mua gói hosting tức là bạn đang thuê không gian trên một máy chủ để lưu trữ tất cả các tệp và dữ liệu của trang web. Hosting cung cấp công nghệ lưu trữ và tài nguyên cần thiết cho website hoạt động hiệu quả và an toàn, đảm bảo rằng dữ liệu như văn bản, ảnh và các tệp khác được chuyển thành công tới trình duyệt của người truy cập.
Trước khi thiet ke web bang WordPress, bạn có thể đăng ký tên miền và thuê dịch vụ hosting.
Một lưu ý nữa là WordPress có hai phiên bản là wordpress.com và wordpress.org. Người mới bắt đầu thiết kế web bằng WordPress thường nhầm lẫn giữa chúng. Điều này khiến họ chọn sai nền tảng xây dựng website đúng với nhu cầu của mình. Có nhiều điểm khác biệt giữa wordpress.com và wordpress.org.
Thiết kế web bằng wordpress.org cho phép bạn tải mã nguồn xuống và lưu trữ nó với nhà cung cấp dịch vụ Hosting hay trên máy tính cá nhân. Bạn sẽ được sử dụng tên miền của mình, thiết lập giao diện và plugin theo ý thích của mình. Ngoài ra, bạn có toàn quyền sở hữu và quyết định đối với website. Nhờ vậy mà bạn có thể truy cập vào các tệp của WordPress, mã nguồn, cơ sở dữ liệu và chỉnh sửa website theo mong muốn của bạn.
Còn wordpress.com cho phép bạn thiết kế web bằng WordPress free. Phiên bản này sẽ lưu trữ website cho bạn. Do đó, bạn không cần mua tên miền, thuê dịch vụ hosting, tải phần mềm hay quản lý máy chủ. Tuy nhiên, website của bạn sẽ xuất hiện quảng cáo. Bên cạnh đó, website của bạn sẽ dùng tên miền phụ của wordpress.com. Đồng thời, bạn không thể tải lên các giao diện, plugin tùy chỉnh hay sửa đổi mã nguồn.
Sau khi so sánh, các bạn có thể thấy wordpress.org là một nền tảng linh hoạt và mạnh mẽ hơn nên Da Lang sẽ tập trung hướng dẫn các bạn cài đặt và sử dụng wordpress.org để thiết kế web bằng WordPress trong suốt phần còn lại của bài viết này.
3. Hướng dẫn cài đặt WordPress
Trước khi bắt đầu thiết kế web bằng WordPress, bạn cần phải cài đặt WordPress bằng cPanel với tên miền và hosting. Trong bài hướng dẫn thiết kế web bằng WordPress này sẽ hướng dẫn cho bạn cài đặt WordPress bằng tên miền và hosting từ Hostinger.
Chú ý là các bước cài đặt WordPress sẽ không giống nhau hoàn toàn nếu bạn sử dụng dịch vụ hosting từ nhà cung cấp khác. Tuy nhiên, đa số các nhà cung cấp đều hỗ trợ người dùng cài đặt tự động nên cách làm sẽ tương tự và không khó.
Bước 1: Truy cập vào Hostinger.
Bước 2: Chọn dịch vụ hosting mà bạn muốn.
Hostinger cung cấp các gói lưu trữ web khác nhau như Shared, Cloud, WordPress Hosting,…
Bước 3: Cài đặt WordPress trên hosting của bạn
Đầu tiên là bạn phải Mở cPanel của Hostinger. Nơi này bạn sẽ tìm thấy tài khoản hosting mà bạn mới mua. Sau đó bạn hãy nhấp vào nút Manage, màn hình sẽ chuyển đến nơi cài đặt web.
Bạn có thể nhìn thấy tất cả các tùy chọn và cài đặt quan trọng để xử lý và quản lý các tác vụ hàng ngày trên trang web của mình, ví dụ như Order, Accounts, Email,… Nhưng để cài đặt WordPress bạn cần quan tâm đến mục Website. Trong mục này, bạn sẽ tìm thấy một tùy chọn có tên là Auto-Installer, bạn hãy chọn nó. Sau khi nhấp vào nó, bạn sẽ được chuyển hướng đến trang Auto-Installer, nơi bạn sẽ tìm thấy rất nhiều ứng dụng cài đặt và trong đó có WordPress. Tiếp theo, bạn nhấp chuột vào WordPress.
Sau đó, bạn cần nhập URL của tên miền mà bạn muốn cài đặt WordPress trên hosting của mình và nhấp vào nút Next.
Bây giờ, bạn sẽ thiết lập tên người dùng và mật khẩu quản trị viên cho bảng điều khiển WordPress của mình. Thiết lập tên người dùng và mật khẩu bằng địa chỉ email của bạn (để bạn có thể lấy liên kết đăng nhập đầu tiên để đăng nhập vào bảng điều khiển WordPress của mình) và nhấp vào nút Next.
Khi bạn hoàn thành các bước này thì tức là WordPress đã được cài đặt thành công trên hosting của bạn. Bạn sẽ nhận được email có liên kết đăng nhập WordPress. Bạn chỉ cần nhấp vào liên kết và đăng nhập vào bảng điều khiển WordPress của mình.
4. Hướng dẫn tạo website bằng WordPress
Cuối cùng cũng đến phần mà các bạn mong chờ nhất đó là hướng dẫn thiết kế website bằng WordPress. Thực tế là đến bước này website của bạn đã được tạo nhưng nó còn rất cơ bản và sơ khai nên bạn phải làm nó trở nên hấp dẫn và ấn tượng.
Bạn hãy truy cập vào wordpress.org và nhập trên tài khoản, mật mật để đăng nhập vào khu vực quản trị website của bạn. Với khu quản trị này bạn có thể cài đặt tất tần tật mọi thứ cho website của mình.
Hãy bắt đầu nâng cấp website của bạn bằng việc thay đổi Theme (giao diện) cho website.
4.1. Thay đổi Theme cho website
Tùy vào nhu cầu, mục đích sử dụng và nội dung của website mà bạn lựa chọn giao diện phù hợp. Vì giao diện là bộ mặt của website có khả năng thu hút người dùng truy cập nên bạn hãy chọn thật cẩn thận để website gây ấn tượng cho người dùng.
Có 3 cách để thiết lập giao diện cho website WordPress:
Cách 1: Chọn một Theme có sẵn (miễn phí) trong thư viện
Trên bảng điều khiển WordPress, bạn hãy chọn Appearance -> Themes. Sau đó, nhấp vào nút Add New ở đầu trang. Lúc này, bạn có thể tìm giao diện mà bạn yêu thích bằng cách nhập chủ đề của website trên thanh tìm kiếm của WordPress.
Một cách khác để thu hẹp các tùy chọn là sử dụng chức năng Feature Filter (bộ lọc tính năng). Sau khi chọn các tiêu chí lọc bạn hãy nhấn Apply Filters.
Khi chọn được giao diện ưng ý bạn hãy nhấp chuột vào đó và chọn Install. Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất, bạn sẽ thấy các nút Live Preview (xem trước) và Activate (kích hoạt).
Nhấp vào Live Preview bạn sẽ được xem trước website của bạn trông như thế nào với giao diện đã chọn. Nếu bạn đã thấy hài lòng thì hãy chọn nút Activate.
Thế là bạn đã cài đặt xong giao diện từ các giao diện có sẵn trên thư viện WordPress.
Cách 2: Tải lên một Theme thông qua trang quản trị WordPress
Ngoài kho giao diện có sẵn trên WordPress, các bạn còn có thể sử dụng vô số các giao diện ở những trang cung cấp giao diện khác. Những giao diện ở các trang này bạn có thể sử dụng miễn phí và cũng có những giao diện bạn phải trả phí mới sử dụng được. Bên cạnh đó, bạn có thể tải giao diện từ bên ngoài lên WordPress bằng cách sau:
Đầu tiên, bạn chọn giao diện yêu thích từ các website khác và tải nó xuống máy tính của bạn. Bạn nên lưu ý là giao diện được tải xuống là lưu dưới tệp zip thì mới tải lên trên WordPress được.
Sau đó, từ bảng điều khiển WordPress bạn chọn Appearance → Themes. Tiếp tục nhân Add New → Upload Theme.
Từ đó, bạn chọn Choose File và tìm đến giao diện lúc nãy đã tải xuống được lưu dưới dạng file zip rồi nhấn Install Now.
Cuối cùng, với giao diện được cài đặt, chọn Activate để áp dụng giao diện vào website của bạn.
4.2. Tùy chỉnh giao diện cho website
Nếu bạn đã cài đặt một chủ đề WordPress nhưng thấy nó vẫn không hoàn toàn đáp ứng với mong muốn của bạn và làm bạn chưa hài lòng. Đừng lo, bạn có thể tùy chỉnh nó theo ý thích của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng phải tùy chỉnh lại rất nhiều thứ để website được hoạt động tốt hơn như bố cục, màu sắc, menu, phông chữ, ảnh đầu trang, chân trang, widget,…
Trên bảng điều khiển WordPress, bạn hãy chọn Appearance → Customize. Màn hình sẽ chuyển đến trang tùy chỉnh mà tại đây bạn có thể chỉnh sửa mọi thứ có liên quan đến giao diện website. Lúc này bạn có thể tùy chỉnh giao diện cho đến khi bạn cảm thấy hài lòng nhất.
Không chỉ chỉnh sửa giao diện, ở trang này bạn còn có thể sửa đổi Menu, sidebar, header, footer, widget,… hay thậm chí là chỉnh sửa mã của giao diện. Nhưng nếu bạn không có chuyên môn về lập trình website thì TUYỆT ĐỐI đừng sử dụng tính năng này vì nó có khả năng làm website của bạn hỏng.
4.3. Cài đặt thêm plugin cho website
Trong WordPress, plugin là một phần giúp mở rộng các tính năng và chức năng của trang web WordPress. Plugin đóng vai trò quan trọng khi thiết kế web bằng WordPress. Chúng giúp người dùng thêm các tính năng vào trang web của họ dễ dàng hơn mà không cần biết lập trình.
Đa số các website WordPress đều cần thiết lập thêm plugin thì website mới hoạt động hiệu quả được. Có rất nhiều plugin hữu ích cho website của bạn như plugin WP (giúp tăng tốc độ tải trang của website), Yoast SEO (hỗ trợ trong việc SEO website hiệu quả), Wordfence (bảo vệ website tránh những mã độc, hacker,…), Contact Form 7 (giúp bạn tạo đơn đăng ký hay liên hệ cho website),…
Có hơn 50.000 plugin miễn phí có sẵn trong thư mục plugin WordPress.org và hàng nghìn plugin WordPress cao cấp. Do đó, bạn có thể tha hồ lựa chọn những plugin phù hợp với website của mình. Nhưng hãy lưu ý là bạn chỉ cài đặt plugin thật sự cần thiết và đủ dùng, nếu cài đặt quá nhiều plugin thì tốc độ tải của website sẽ bị chậm.
Quá trình cài đặt plugin rất đơn giản và nhanh chóng, bạn có thể thực hiện theo một trong 2 cách sau:
Cách 1: Chọn Plugin có sẵn trong thư viện
Từ bảng điều khiển WordPress, bạn hãy tìm đến và chọn Plugin, sau đó nhấp vào Add New. Lúc này bạn hãy lựa chọn các plugin phù hợp cho website của mình. Bạn cũng có thể nhập từ khóa trên thanh tìm kiếm để tìm plugin mà bạn muốn.
Sau khi tìm thấy plugin, bạn có thể nhấp vào tên plugin để thêm thông tin chi tiết về nó. Tiếp theo bạn hãy nhấp vào Install Now.
Để sử dụng plugin, bạn cần kích hoạt nó. Khi quá trình cài đặt hoàn tất (quá trình này thường mất vài giây), hãy nhấp vào Activate.
Bạn cũng có hủy kích hoạt bất kỳ plugin nào trong Plugins → Installed Plugins.
Cách 2: Tải lên Plugin thông qua trang quản trị WordPress
Ngoài việc sử dụng plugin có sẵn trên WordPress, bạn cũng có thể sử dụng và cài đặt plugin từ bên ngoài. Bạn hãy tải plugin mà bạn muốn từ các website khác xuống máy tính của bạn. Plugin cũng phải được lưu dưới tệp zip.
Sau đó, từ bảng điểu WordPress, bạn hãy chọn Plugin > Add New. Tiếp theo, bạn hãy nhấp vào Upload Plugin ở đầu trang. Lúc này, bạn tiếp tục chọn Choose File, tìm tệp zip lúc nãy bạn tải xuống và chọn nó. Cuối cùng, bạn hãy nhấp chuột vào Install Now. Sau khi cài đặt xong, click Activate Plugin.
4.4. Tạo nội dung cho website
Khi thiết kế website bằng WordPress, ngoài việc được hỗ trợ cài đặt các tính năng, giao diện thì bạn cũng có thể tạo nội dung cho website của mình một cách dễ dàng và nhanh chóng trên WordPress.
Tạo trang mới
Thông thường ngoài trang chủ ra thì website còn có rất nhiều trang khác. Các trang này sẽ phân loại nội dung của bạn thành các mục riêng biệt để người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm nội dung mà họ cần. Ví dụ như một website chuyên cung cấp tin tức cho người dùng thì sẽ có các trang như trang tin tức chính trị, trang tin tức kinh tế, trang tin tức đời sống và xã hội, trang tin tức thể thao,…
Để thiết lập một trang mới cho website hay chỉnh sửa trang có sẵn, bạn chỉ cần nhấp vào Pages trên bảng điều khiển WordPress và sau đó chọn Add New.
Sau khi đã tạo xong các trang cần thiết cho website của bạn, bạn hãy thiết lập menu và thêm nó vào giao diện của website. Để tạo menu, từ bảng điều khiển WordPress, bạn hãy chọn Appearance → Menu.
Trong tab Edit Menus, bạn sẽ thấy phần Menu structure nơi bạn có thể tạo một menu mới. Bạn hãy thêm tên menu và chọn Create Menu. Sau đó, chuyển sang phần Add menu items và chọn các thành phần bạn mong có trong menu như các trang, bài đăng hay thư mục, sau đó nhấp vào Add to Menu.
Các phần mà bạn đã chọn để bỏ vào menu sẽ xuất hiện trong phần Menu structure. Bạn có thể điều chỉnh thứ tự và vị trí theo mong muốn của mình bằng cách kéo và thả các mục. Sau đó, nhấp vào nút Save Menu ở góc dưới cùng bên phải để lưu các thay đổi và xuất bản menu.
Tạo chuyên mục và bài viết mới
Khi thiết kế website bằng WordPress, nền tảng này cho phép bạn thiết lập các chuyên mục dùng để phân loại bài viết. Bên cạnh đó, WordPress còn có trình soạn thảo văn bản với đầy đủ các tính năng cần thiết để tạo ra một bài viết hoàn chỉnh.
Để tạo một bài viết mới hay chỉnh sửa bài viết, từ bảng điều khiển WordPress, bạn hãy chọn Post, tiếp tục chọn Add New. Sau đó bạn di chuyển chuột đến biểu tượng “+” và chọn Post.
Ở phần này, bạn có thể thêm tiêu đề và nội dung của bài đăng, thêm hình ảnh, thêm các tệp phương tiện khác, thêm danh mục và thẻ,… để có thể tạo ra một bài viết tối ưu nhất.
Trong quá trình chỉnh sửa bài đăng, WordPress sẽ tự động lưu các thay đổi nhưng bạn cũng nên thỉnh thoảng lưu thủ công bằng cách nhấp vào nút Save draft ở góc trên cùng bên phải. Bạn cũng có thể xem trước bài viết trước khi đăng để đảm bảo bài viết được hoàn chỉnh nhất bằng cách nhấn vào nút Preview.
Sau khi đã chỉnh sửa bài viết khiến bạn hài lòng, thì lúc này bạn sẽ xuất bản bài viết. Để xuất bản bài viết, bạn hãy nhấn nút Publish. Thế là bạn đã xuất bản thành công một bài viết.
Hoàn thành xong bước này trong quy trình thiết kế web bằng WordPress tức là bạn đã sở hữu một website cho riêng mình. Các công việc tiếp theo bạn cần thực hiện sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng website của mình. Các công việc đó có thể là xây dựng các liên kết, xây dựng tính năng trò chuyện trực tiếp, xây dựng phần bình luận,… Tất cả những việc này bạn có thể thực hiện dễ dàng và nhanh chóng trên bảng điều khiển WordPress.
Bên cạnh đó, bạn nhớ đừng bỏ qua việc tích hợp những công cụ hỗ trợ cho bạn việc phân tích website như Google Analytics và Google Search Console. Chúng sẽ giúp bạn theo dõi hiệu suất của website như lưu lượng truy cập, tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi,…
5. Lời kết
Da Lang hy vọng bài viết này đã giúp bạn biết cách thiết kế web bằng WordPress mà không cần thuê một nhà thiết kế web hoặc chi tiêu quá nhiều tiền vào việc thiết kế. Nhưng nếu bạn muốn sở hữu một website chuyên nghiệp và có thể tạo ra tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp mình thì cách tốt nhất là hợp tác với các công ty thiết kế web uy tín tại TPHCM.
Tin liên quan